Chúng ta thường chỉ quan tâm đến các chỉ số ô nhiễm không khí bên ngoài (khói xe, bụi mịn, …) mà bỏ qua những mối đe dọa vô hình trong ngôi nhà của mình. Theo một số báo cáo cho thấy mức độ ô nhiễm không khí trong nhà có thể cao hơn nhiều lần so với không khí ngoài trời. Các chất ô nhiễm như bụi, khói thuốc lá, lông động vật, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs), … có thể là tác nhân ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và tinh thần của chúng ta. Bài viết này nhằm mục đích làm sáng tỏ các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến và lợi ích của việc sử dụng máy lọc không khí để chống lại những tác nhân vô hình này.
Các tác nhân ô nhiễm không khí trong nhà
1.Bụi
Đây là chất ô nhiễm phổ biến nhất trong nhà, bao gồm các hạt nhỏ có nguồn gốc từ tế bào da chết, nấm mốc, phấn hoa, hoặc các chất gây dị ứng như lông vật nuôi. Đây không chỉ là nguyên nhân gây các bệnh về hô hấp mà còn làm giảm chất lượng không khí tổng thể trong không gian sống của chúng ta. Các chất gây dị ứng có thể bị mắc kẹt trong các sợi thảm, rèm cửa và giải phóng ra bất cứ lúc nào.
Bên cạnh đó, bụi mịn cũng đang trở thành tác nhân ô nhiễm nghiêm trọng, cụ thể chỉ số bụi mịn PM2.5 và PM1.0 thường xuyên vượt ngưỡng cho phép. Các hạt bụi mịn rất khó xử lý, chúng có thể lơ lửng trong không khí, dễ dàng xâm nhập vào phổi và máu, gây ra một loạt vấn đề sức khỏe như bệnh hô hấp, tim mạch, ….
2.Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC)
Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) tồn tại ở dạng khí, phát sinh từ nhiều vật dụng trong nhà như sơn, dung dịch tẩy rửa và đồ nội thất. Các loại VOCs thường gặp là formaldehyde, xylen, acetone, benzene, acetaldehyde, … Những hóa chất này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe ở những mức độ khác nhau tùy vào loại chất và nồng độ của chúng, nhìn chung các triệu chứng tức thời thường gặp là kích ứng mắt, mũi và họng, đau đầu và về lâu dài còn ảnh hưởng đến gan, thận, hệ thần kinh trung ương, thậm chí còn gây ung thư. Nhiều báo cáo cho thấy nồng độ VOCs không khí trong nhà cao hơn nhiều so với không khí ngoài trời. Vì vậy, để giảm tiếp xúc với VOCs, nên chọn các sản phẩm làm sạch tự nhiên không có VOCs hoặc các sản phẩm có nồng độ VOCs thấp, cũng như tránh trộn lẫn các sản phẩm tẩy rửa khác nhau với nhau. Đồng thời cần đảm bảo điều kiện thông gió thích hợp để giảm thiểu sự tích tụ VOCs trong không khí.
- Formaldehyde:
Formaldehyde là một trong những VOCs gây hại phổ biến nhất có thể tìm thấy trong không gian sống, tồn tại ở dạng khí không màu, có mùi hăng, nồng. Nó hiện diện trong các vật liệu xây dựng, đồ nội thất và các sản phẩm gia dụng như sơn, gỗ ép, vải, sơn dầu, keo, …. Tương tự những loại VOCs khác, formaldehyde cũng có những tác động tiêu cực đến sức khỏe con người, đặc biệt nếu tiếp xúc formaldehyde trong thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp, kích ứng mắt và cổ họng, nhiều trường hợp có thể gây ung thư.
3.Nitrogen Dioxide (NO2)
Nitrogen dioxide là một loại khí có thể được giải phóng bởi các thiết bị sử dụng gas (bếp gas) hoặc xe chạy bằng động cơ diesel. Tiếp xúc với NO2 có thể gây ra các bệnh đường hô hấp, đặc biệt ở những người bị hen suyễn hoặc các tình trạng hô hấp khác. Để giảm tiếp xúc với NO2, điều quan trọng là phải duy trì sự thông gió trong các không gian sử dụng thiết bị dùng gas, cũng như giảm thiểu tiếp xúc với ô nhiễm ngoài trời. Lắp đặt thiết bị lọc không khí cũng có thể là phương pháp hữu ích trong việc loại bỏ NO2 khỏi không khí.
4.Carbon Dioxide (CO2)
Việc nấu ăn, sưởi ấm bằng than hoặc củi sẽ giải phóng ra khí carbon monoxide (CO) và CO2, trong đó khí CO rất độc, đã từng gây nên nhiều trường hợp tử vong. Hơn nữa, nồng độ CO2 tăng cao có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và sức khỏe tổng thể của con người.
Hút thuốc là một nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà đáng kể khác, thải ra không chỉ các hạt bụi mà còn cả CO và các loại khí độc hại khác vào không khí. Khuyến khích người hút thuốc hút thuốc ngoài trời có thể giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà.
5.Virus và vi khuẩn
Virus và vi khuẩn là một loại chất gây ô nhiễm không khí trong nhà khác, chúng có thể lây lan qua không khí và gây ra các bệnh như cảm, cúm và nguy hiểm hơn như đại dịch COVID-19 vừa rồi. Các tác nhân này có thể lây truyền từ người khác, từ động vật nhiễm bệnh hoặc từ các môi trường ô nhiễm như đất, nước. Các vật chứa nước đọng trong nhà hoặc không gian / bề mặt ẩm ướt là điều kiện phát triển thuận lợi của nấm mốc, vi khuẩn và côn trùng. Ngoài ra, độ ẩm không khí trong nhà cao cũng góp phần giúp vi khuẩn, virus đường hô hấp tồn tại lâu hơn, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và các bệnh dị ứng. Vì vậy, kiểm soát độ ẩm trong nhà là một trong những cách có thể giảm sự phát triển của một số nguồn sinh vật. Để giảm tiếp xúc với virus và vi khuẩn, cần phải đảm bảo vệ sinh tốt bằng các hoạt động rửa tay, mang khẩu trang khi ra ngoài và vứt bỏ khẩu trang khi về nhà, che miệng khi ho và hắt hơi.
Các giải pháp khắc phục
1.Kiểm soát nguồn gây ô nhiễm
Nếu ô nhiễm bắt nguồn từ nấm mốc, khói hoặc khí thải hóa học, chúng ta có thể loại bỏ nó khỏi nhà bằng cách dọn dẹp, tránh hút thuốc trong nhà, …. Tất cả những điều này có thể tạo nên kết quả tích cực trong việc ngăn chặn nguồn ô nhiễm. Tuy nhiên, một số chất gây ô nhiễm như bụi và phấn hoa không dễ dàng loại bỏ, trường hợp này nên thay hoặc giặt các vật dụng như thảm, rèm thường xuyên.
Bên cạnh đó, nên theo dõi chất lượng không khí trong nhà (IAQ) thường xuyên thông qua các thiết bị chuyên dụng để có thể có giải pháp xử lý kịp thời. Air Coach là thiết bị theo dõi chỉ số IAQ chất lượng đến từ thương hiệu NateoSante – Pháp. Sử dụng thiết bị này sẽ giúp bạn theo dõi được các thông số: Nhiệt độ, độ ẩm, CO2, VOCs, Formaldehyde, PM 1, PM 2.5, PM 10, Chỉ số rủi ro Sức khỏe (HRI), từ đó đánh giá được chất lượng không khí trong không gian sống
2.Cải thiện thông gió
Các loại hóa chất hoặc khí đốt có thể được loại bỏ bằng cách cải thiện hệ thống thông gió. Đặc biệt không gian bếp hoặc những khu vực có VOCs hoặc có nguy cơ phát sinh nấm mốc nên được trang bị cửa sổ. Chúng ta nên mở cửa sổ thường xuyên để cải thiện luồng không khí, giảm mật độ CO2 do các thành viên trong nhà thải ra; đồng thời cần phải thay các bộ lọc của máy lạnh, máy sưởi định kỳ. Tuy nhiên, nhiều chất gây ô nhiễm không khí trong nhà có nguồn gốc từ ngoài trời, vì vậy chỉ nên mở cửa vào những thời điểm có không khí trong lành và hạn chế mở cửa vào những giờ cao điểm đông xe cộ, những ngày có chỉ số bụi mịn tăng cao hoặc nếu nhà của bạn ở cạnh các công trình đang xây dựng.
Xem thêm: Mối liên hệ giữa chất lượng không khí và sức khỏe con người
3.Sử dụng máy lọc không khí
Ngày nay, các gia đình đang có xu hướng sử dụng các thiết bị lọc khử khuẩn không khí để cải thiện không gian sống. Công nghệ máy lọc không khí ngày càng phát triển và có khả năng giảm tình trạng ô nhiễm đáng kể. Trong số các thương hiệu trên thị trường, NateoSante là nhà sản xuất máy lọc khử khuẩn không khí tại Pháp, chuyên gia về chất lượng không khí trong nhà. Đặc biệt, dòng máy lọc EOLIS Air Manager 600S và 1200S sở hữu công nghệ làm sạch sâu độc quyền trong 60 phút, giúp loại bỏ các mùi hôi nặng bằng khí Ozone.
Tóm lại, khi chúng ta nhận thức được về các chất gây ô nhiễm không khí phổ biến sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa ra giải pháp cải thiện và tạo ra một môi trường sống lành mạnh hơn. Máy lọc không khí đang dần trở nên không thể thiếu trong công cuộc chống lại tình trạng các chỉ số bụi, phấn hoa, bào tử nấm mốc, VOC và nồng độ CO2 ngày càng tăng cao. Bằng cách đầu tư vào máy lọc không khí phù hợp với công nghệ lọc tiên tiến, mỗi người có thể khiến nơi nghỉ ngơi của cả gia đình mình trở nên trong lành, cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất.