Chất lượng không khí là gì? Mối liên hệ giữa chất lượng không khí đến sức khỏe con người
Chất lượng không khí được định nghĩa là mức độ sạch hoặc sự thích hợp của không khí với con người và môi trường tại một khu vực nhất định. Chất lượng không khí tại một khu vực được cho là tốt khi không chứa các yếu tố gây hại bên trong.
Ý nghĩa của chất lượng không khí đến với sức khỏe con người
Vai trò của chất lượng không khí cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của con người. Không chỉ giữ cho hệ thống hô hấp của chúng ta khỏe mạnh, mà còn nâng cao tinh thần và chất lượng cuộc sống. Không khí tốt hỗ trợ tăng cường sự tập trung, giảm căng thẳng và cung cấp một môi trường tốt cho sự sáng tạo. Ngoài ra, chất lượng không khí đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng một cộng đồng môi trường sống lành mạnh và bền vững. Bảo vệ chất lượng không khí không chỉ là việc bảo vệ sức khỏe, mà còn là sự đảm bảo cho tương lai bền vững và phồn thịnh của cả xã hội.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng không khí
Ô nhiễm không khí bắt nguồn từ rất nhiều nơi và hình thức khác nhau, từ tự nhiên đến nhân tạo, dưới đây là một số nguồn gây ô nhiễm phổ biến:
- Xe cộ và khí thải:
Hiện nay, lượng phương tiện giao thông ngày càng gia tăng làm cho lượng khí thải từ động cơ xe xả ra môi trường ngày càng nhiều. Đặc biệt, ở các nước đang phát triển và những nước kém phát triển, việc sử dụng các phương tiện di chuyển cũ, quá hạn sử dụng rất phổ biển, các phương tiện này thải ra lượng khí ô nhiễm rất cao, do đó trực tiếp làm ô nhiễm không khí.
Theo một báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), lượng carbon mỗi năm mà các phương tiện di chuyển thải ra chiếm hơn 20% trên tổng số.
- Nhà máy sản xuất công nghiệp:
Các khu công nghiệp chiếm vai trò rất lớn trong việc phát thải ra bên ngoài không khí. Qúa trình sản xuất hàng loạt của các ngành công nghiệp như: hóa chất, điện từ, dầu khí và kim loại thường liên quan đến việc sử dụng lượng lớn nhiên liệu.
Các khí thường được giải phóng ra bên ngoài môi trường có thể kể đến như CO2, khí metan (CH4), các khí độc hại khác như NOx và SOx cũng xuất phát từ quá trình sản xuất và chế biến, gây ô nhiễm cho môi trường.
Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp khai thác và xây dựng cũng thải ra lượng lớn. Các bụi mịn vào môi trường không khí thông qua các hình thức khai thác đá, cát, làm xói mòn đất dẫn đến sa mạc hóa các vùng đất bị khai thác. Từ đó làm tăng lượng bụi mịn được thổi vào không khí.
- Ô nhiễm không khí ở môi trường trong nhà:
Ô nhiễm không khí trong nhà là một vấn đề quan trọng đang ngày càng được chú ý. Các nguồn như hóa chất trong các sản phẩm gia dụng, khói thuốc lá, bếp, lò, và hệ thống điều hòa có thể tạo ra các chất độc hại như formaldehyde và khói bụi. Ô nhiễm trong nhà có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như kích thích đường hô hấp, các vấn đề dạ dày. Thậm chí ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Để bảo vệ sức khỏe, việc duy trì không khí sạch trong nhà là quan trọng.
Ảnh hưởng của thời tiết và địa hình đến chất lượng không khí
- Tình trạng thời tiết
Điều kiện thời tiết đóng một phần không nhỏ trong việc tạo ra ô nhiễm không khí và cả trong việc giảm chất lượng không khí. Trong điều kiện bình thường, nhiệt độ lớp không khí ở mặt đất sẽ cao hơn so với các tầng trên cùng. Vì thế sẽ xảy ra hiện dòng khí từ phía dưới di chuyển ngược lên trên do chênh lệch áp suất, các chất ô nhiễm cũng vì thế được khuếch tán và giảm mật độ chất ô nhiễm trong không khí tại một khu vực nhất định.
Ngược lại, vào mùa đông, lớp không khí ở mặt đất sẽ lạnh và xuất hiên một lớp không khí nóng ở bên trên, từ đó bẫy các chất ô nhiễm ở bên dưới, các chất gây ô nhiễm như hạt bụi mịn có thể tạo thành sương, gây cản trở tầm nhìn cho người dân.
Bên cạnh nhiệt độ thì gió cũng là một yếu tố giúp khuếch tán ô nhiễm cũng như tạo ra các hiện tượng ô nhiễm trong tự nhiên. Ở một số khu công nghiệp, quá trình sản xuất tạo ra rất nhiều khí thải như SO2 và CO2 – các khí chính gây hiện tượng mưa axit, các khí này được thải ra với số lượng cực kỳ lớn. Khi gặp điều kiện gió lớn, các khí này có thể được thổi đi rất xa, có thể được khuếch tán để giảm mật độ trong không khí.
Tuy nhiên, một số trường hợp lượng khí thải quá nhiều, khi được sức gió thổi đến nơi khác, gặp mây mưa sẽ tạo thành hiện tượng “mưa axit” gây ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến môi trường và đời sống con người.
- Địa hình và ảnh hưởng tại địa phương
Địa hình cũng tác động một phần không nhỏ đến chất lượng không khí xung quanh chúng ta. Những địa hình càng thoáng đãng càng dễ tạo cơ hội cho không khí được lưu thông và khuêch tán. Ở những nơi vùng cao, địa hình thoáng đãng sẽ giúp không khí dễ dàng được lưu thông đến những nơi khác. Do đó khả năng giữ các chất gây ô nhiễm được giảm đáng kể.
Ngược lại, đối với vùng đồng bằng và những nơi có địa hình trũng, dạng cốc thì không khí khó lưu thông. Các chất gây ô nhiễm sẽ bị giữ lại và đối lưu bên trong khu vực đó. Qua đó gia tăng mật độ chất gây ô nhiễm trong không khí. Mặc khác, ở những khu vực thành thị cũng sẽ có mật độ chất gây ô nhiễm cao hơn so với các vùng nông thôn do có các tòa nhà cao tầng, hạ tầng tại các vùng đô thị rất kín, không tạo nhiều điều kiện cho không khí được lưu thông.
Tác động của chất lượng không khí đến con người
Tác động ngắn hạn
Khi tiếp xúc nhiều với không khí với chất lượng kém (không khí ô nhiễm), con người sẽ bị các tác động như sau:
- Ảnh hưởng đường hô hấp: tiếp xúc nhiều với các hạt bụi kích thước khác nhau sẽ gây gây ảnh hưởng đến đường hô hấp như gây ho, viêm, nhiễm đường hô hấp.
- Ảnh hưởng đến khả năng làm việc và sinh hoạt: tiếp xúc các chất gây ô nhiễm không khí có thể khiến cơ thể mau chóng mệt mỏi, suy giảm thể lực, qua đó làm giảm hiệu quả làm việc và chất lượng sinh hoạt.
Các bệnh lý liên quan đến chất lượng không khí
- Bệnh đường hô hấp
Hô hấp là một trong những cơ quan của con người bị ảnh hưởng nghiệm trọng khi chất lượng không khí kém. Các bệnh đường hô hấp nghiệm trọng có thể kể đến như:
- Ung thư phổi: Theo thống kê, ước tính có khoảng 29% trường hợp mắc bệnh ung thư phổi đến từ nguyên nhân chất lượng không khí kém, không khí ô nhiễm.
- Hen suyễn: Khói và khí CO nồng độ cao trong không khí ô nhiễm có thể là nguyên nhân gây trầm trọng hơn các cơn hen suyễn ở người bệnh, sự có mặt của những chất này có thể trở mối lo ngại lớn cho người bệnh.
- Viêm phế quản mãn tính: Việc thường xuyên hít phải khói bụi, các chất ô nhiễm có thể làm lớp niêm mạc ở phế hạn bị tổn thương, từ đó gây viêm. Nếu tình trạng tiếp xúc kéo dài có thể gây ra Viêm phế quản mãn tính.
- COPD: Ở những nơi có mức độ ô nhiễm không khí cao, người bệnh bị viêm phế quản mãn tính có thể bị bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính do tiếp xúc nhiều với các hạt bụi, khói, từ đó gây cản trở lưu thông khi trong phổi.
- Bệnh tim mạch
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc tiếp lâu dài với bụi mịn PM2.5 (bụi mịn có đường kính £ 2.5 mm) với nồng độ cao quá mức trên 10-25 mg/m3 có thể gây có bệnh liên quan đến tim mạch như gây viêm, giảm hiệu quả của quá trình đông máu, gây ảnh hưởng đến mạch máu.
- Các vấn đề về sức khỏe tâm thần
Các tác nhân ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng rất lớn đến hệ thần do khả năng thâm nhập lên não bộ thông qua các đường dọc theo hệ thần kinh mũi hay thông qua việc thâm nhập vào hệ mạch để đi đến hệ thần kinh trung ương. Ô nhiễm không khí kéo thường có liên quan đến các bệnh như: Alzheimer, Parkinson, đột quỵ và các bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương khác.
Biện pháp cải thiện chất lượng không khí
Có rất nhiều biện pháp đã được đưa ra nhằm nâng cao chất lượng không khí, đáp ứng nhu cầu sức khỏe của con người. Trong số đó có thể kể đến các biện pháp như:
Sử dụng phương tiện công cộng
Hiện nay, số lượng phương tiện di chuyển trên đường ngày càng gia tăng. Đặc biệt, ở những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, lượng xe máy lưu thông trên đường rất nhiều, đặc biệt vào các giờ cao điểm. Lượng khí thải cũng vì đó mà tăng theo đáng kinh ngạc.
Bằng việc sử dụng phương tiện di chuyển công cộng như: xe buýt, tàu điện,..ta có thể giảm đáng kể lượng phương tiện lưu thông trên đường, qua đó giảm lượng khí thải từ động cơ ra ngoài môi trường.
Giảm thiểu sử dụng năng lượng
Một trong những chiến lược lâu dài và kinh điển được dùng để nâng cao chất lượng không khí đó chính là giảm thiểu sử dụng năng lượng, giảm lượng khí đốt, qua đó làm giảm lượng khí thải. Đặc biệt là CO2 và bụi mịn vào trong không khí. Ngày nay, xu hướng sử dụng năng lượng điện và các nguồn năng lượng không đốt đã ngày càng gia tăng. Những phương tiện di chuyển hoạt động bằng điện đã dần được người dùng tìm kiếm và sử dụng rỗng rãi.
Tại Việt Nam, hệ thống xe buýt chạy bằng điện hay xe ôm công nghệ chạy bằng xe máy điện cũng đang dần dần phổ biến. Ý thức của người dân trong việc cắt giảm lượng khí thải, nâng cao chất lượng không khí đang ngày càng được gia tăng.
Sử dụng thiết bị giám sát chất lượng và máy lọc khử khuẩn không khí trong nhà
Việc sử dụng thiết bị giám sát chất lượng và máy lọc khử khuẩn không khí mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Máy có thể giúp loại bỏ các tác nhân gây ô nhiễm không khí, nâng cao chất lượng không khí và môi trường sống. Đồng thời giảm các nguy cơ bệnh lý về đường hô hấp.
Thiết bị giám sát chất lượng và máy lọc khử khuẩn không khí của hãng NateoSante được thiết kế để cải thiện chất lượng không khí bên trong nhà.
Các ưu điểm mà hãng NateoSante mang lại có thể kể đến như:
- Loại bỏ chất ô nhiễm: Máy có khả năng loại bỏ hiệu quả các chất gây ô nhiễm trong không khí một cách hiệu quả với nhiều bộ lọc khác nhau, các tác nhân bị lọc bao gồm hạt bụi, vi khuẩn, virus, và các chất gây kích thích đường hô hấp.
- Giảm nguy cơ bệnh lý hô hấp: Bằng cách lọc sạch không khí, máy lọc NateoSante giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý hô hấp như: viêm phổi, hen suyễn và các vấn đề khác liên quan đến chất lượng không khí kém.
- Hoạt động hiệu quả với cảm biến thông minh: Được trang bị cảm biến thông minh, tự động điều chỉnh hoạt động dựa trên chất lượng không khí thực tế, tối ưu hóa hiệu suất lọc.
- Tiết kiệm năng lượng: Thiết bị được thiết kế với công nghệ tiên tiến giúp tiết kiệm năng lượng, đồng thời giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường.