Tầm quan trọng của việc làm sạch dụng cụ
- Dụng cụ có 2 loại: Dụng cụ sử dụng một lần và dụng cụ tái sử dụng. Dụng cụ tái sử dụng sau khi sử dụng cho người bệnh cần xử lý đảm bảo đúng quy định mới được sử dụng tiếp cho người bệnh tiếp theo.
Điều gì xảy ra nếu chúng ta không làm sạch dụng cụ trước?
- Làm sạch dụng cụ đóng vai trò quan trọng trong công tác tái xử lý dụng cụ cho người bệnh. Làm sạch giúp loại bỏ hết các máu, dịch tiết, các mô tế bào,… và đóng vai trò làm giảm 90% các vi sinh vật bám trên dụng cụ. Nếu không xử lý trước, các vi sinh vật tạp nhiễm sẽ khô lại trên dụng cụ và quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn sẽ diễn ra khó khăn hơn. Khử khuẩn và tiệt khuẩn không đúng cách dẫn đến nguy cơ lây nhiễm chéo. Hơn thế, vi sinh vật còn sót lại trên bề mặt làm ngăn cản các chất khử khuẩn và tiệt khuẩn tiếp xúc với bề mặt của dụng cụ.
- Theo quy định của Bộ Y tế, tại các khoa lâm sàng, dụng cụ sau khi sử dụng cho người bệnh cần làm sạch tại khoa. Nếu không thể làm sạch cần dùng dung dịch xịt giữ ẩm dụng cụ để tránh hình thành màng biofilm bám trên dụng cụ, ngăn ngừa ăn mòn dụng cụ do máu, dịch tiết bám trên dụng cụ gây ra.
Một số điểm cần lưu ý trong làm sạch dụng cụ
- Nhân viên y tế khi làm sạch dụng cụ cần mang đầy đủ phương tiện PHCN: khẩu trang, găng tay vệ sinh, tạp dền, kính,… (không dùng găng tay y tế để rửa dụng cụ do găng tay ý tế mỏng và dễ rách gây phơi nhiễm cho nhân viên y tế với máu dịch tiết của người bệnh).
Có đầy đủ phương tiện: cọ rửa dụng cụ (các bàn chải nhựa chuyên dụng cho cọ rửa dụng cụ), các hóa chất tẩy rửa có chứa hoặc không chứa enzyme (không dùng presept để ngâm dụng cụ do presept có chứa clo gây ăn mòn dụng cụ), có hộp ngâm dụng cụ có nắp đậy, có đánh dấu vạch chi mức nước, có tên hóa chất, nồng độ, ngày pha hóa chất trên hộp ngâm, có cốc đong hóa chất để đảm bảo pha đúng nồng độ hóa chất làm sạch.
Quy trình ngâm: khi ngâm dụng cụ với các dụng cụ có khớp nối cần mở góc 90 độ (như kéo, panh,…), ngâm ngập dụng cụ trong hóa chất và ngâm đủ thời gian, sau đó vớt ra và cọ rửa sạch. - Vận chuyển dụng cụ đến khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn bằng hộp kín có nắp đậy để tránh phơi nhiễm với môi trường bên ngoài và khi bàn giao có kèm theo phiếu bàn giao dụng cụ.
Nếu có dung dịch xịt giữ ẩm dụng cụ: cần sử dụng bình xịt giữ ẩm dụng cụ đúng cách, các dụng cụ có khớp nối cần mở góc 90 độ (panh, kéo,…) đặt bình xịt cách dụng cụ 20 cm, nghiêng 45 độ để xịt được hóa chất vào các khe kẽ của dụng cụ, đặc biệt là các vị trí có dính máu dịch tiết, sau đó đậy hộp kín để tránh bay hơi, khô dụng cụ. - Tiền làm sạch là khâu quan trọng quyết định chất lượng của giai đoạn tiệt khuẩn sau đó. Hiện nay, công tác tiền làm sạch bằng cách lau chùi và ngâm dụng cụ trong “Dung dịch chứa hỗn hợp đa Enzyme” đã được chứng minh và ứng dụng rộng rãi, đặc biệt trong các cơ sở y tế.
Nhưng, để kiểm tra chất lượng làm sạch, xử lý Biofilm sau khi xử lý bằng dung dịch đa Enzyme bằng cách nào?
OneLife s.a là một công ty y sinh chuyên về các giải pháp khử nhiễm cho các thiết bị y tế. OneLife đã nghiên cứu chuyên sâu về các Enzyme bằng 02 phương pháp kiểm tra trực tiếp chất lượng bề mặt dụng cụ sau xử lý:
- Dung dịch kiểm tra độ bẩn dụng cụ Detect 2: nhuộm màu các vị trí còn bẩn sau xử lý. Chỉ cần 5 phút với thác tác cực kỳ đơn giản, biofilm và chất bẩn sẽ được phát hiện thông qua sự hiển thị màu sắc trên thiết bị mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
- Thiết bị kiểm tra độ bẩn dụng cụ BabyScope 2.0: là một thiết bị sử dụng camera với lumen nhỏ, độ rõ nét cao có thể dễ dàng len lỏi vào lòng ống nội soi, có thể phóng đại hình ảnh bên trong để phát hiện được biofilm và chất bẩn dễ dàng hơn.
Tanlongmed với 18 năm hoạt động trong lĩnh vực Lab & Life Science; Kiểm soát nhiễm khuẩn; Y tế gia đình – hiện đang là đối tác chiến lược uy tín, lâu dài của OneLife tại thị trường Việt Nam, sản phẩm tạo nên bước tiến mới cho nền y học.