Phân Loại Mức Độ An Toàn Sinh Học

CÁC CẤP ĐỘ AN TOÀN SINH HỌC THEO NHÓM NGUY CƠ

An toàn sinh học giúp xác định điều kiện để ngăn chặn các tác nhân gây nhiễm bệnh sinh ra trong quá trình thao tác. Nhằm giới hạn hoặc giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm với các tác nhân có nguy cơ gây nhiễm bệnh cho các nhân viên xét nghiệm và môi trường.

Với mục đích kiểm soát mức độ an toàn khi thao tác với các mẫu bệnh phẩm. Việc sử dụng đúng các quy trình thiết bị và tiện nghi cũng giúp loại trừ hoặc giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh trong quá trình làm việc.

Có 4 cấp độ an toàn sinh học tương đương với 4 nhóm nguy cơ của các tác nhân gây nhiễm bệnh. An toàn sinh học cấp 2 được áp dụng hầu hết ở các phòng xét nghiệm vi sinh do phần lớn các mầm bệnh trong phòng xét nghiệm đều được phân lập ở cấp độ 2.

  • Nhóm nguy cơ 1 (Không có hoặc có nguy cơ thấp đối với cá nhân và cộng đồng): là các vi sinh vật thường không có khả năng gây bệnh cho người.
  • Nhóm nguy cơ 2 (Nguy cơ tương đối đối với cá nhân và nguy cơ thấp đối với cộng đồng): là các tác nhân có thể gây bệnh cho con người, nhưng thường không phải là mối nguy hiểm cho nhân viên PXN, cộng đồng và môi trường. Phơi nhiễm PXN có thể gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng, nhưng có sẵn biện pháp phòng ngừa, điều trị hữu hiệu và nguy cơ lan truyền trong cộng đồng thấp.
  • Nhóm nguy cơ 3 (Nguy cơ cao đối với cá nhân và cộng đồng): Là các tác nhân thường gây bệnh nghiêm trọng cho con người nhưng không lan truyền từ người này sang người khác. Có sẵn các biện pháp phòng ngừa và điều trị hữu hiệu.
  • Nhóm nguy cơ 4 (Nguy cơ cao đối với cá nhân và cộng đồng): Là các tác nhân thường gây bệnh nghiêm trọng cho con người và có thể lan truyền trực tiếp hoặc gián tiếp nhanh chóng từ người này sang người khác. Chưa có biện pháp phòng ngừa và điều trị hữu hiệu.

Bảng tóm tắt các cấp độ an toàn sinh học được khuyến cáo đối với tác nhân gây nhiễm.

STT CẤP ĐỘ LOẠI PXN TIÊU CHUẨN THỰC HÀNH THIẾT BỊ AN TOÀN
1 ATSH cấp 1 Nghiên cứu, giảng dạy Kỹ thuật vi sinh chuẩn (GMT) Không cần thiết bị an toàn.Thao tác trên bàn thí nghiệm thông thường.
2 ATSH cấp 2 Dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, cơ sở chẩn đoán, nghiên cứu Thực hành theo cấp độ 1 nhưngcó thêm áo quần bảo hộ và bảng báo nguy hiểm sinh học. Sử dụng tủ ATSH cấp I/II khi tiến hành các thao tác có khả năng tạo khí dung cao,có thể làm tăng nguy cơ phơi nhiễm đối với nhân viên.
3 ATSH cấp 3 Dịch vụ chẩn đoán đặc biệt, nghiên cứu. Thực hành theo cấp độ 2 và trang bị thêm quần áo bảo hộ đặc biệt,kiểm soát lối vào,thông khí có định hướng. Sử dụng tủ ATSH trong mọi thao tác trên các chất nhiễm khuẩn.
4 ATSH cấp 4 Đơn vị có bệnh phẩm nguy hiểm Thực hành theo cấp độ 3 và có cửa vào qua phòng thay quần áo,tắm vòi sen trước khi ra,mọi chất thải được khử nhiễm khi đưa ra khỏi nơi làm việc. Sử dụng tủ ATSH cấp III hoặc bộ quần áo áp lực dương kết hợp với TỦ ATSH cấp II, nồi hấp 2 đầu (thông qua tường), có thiết bị lọc không khí.

Dán nhãn nguy hiểm sinh học vào các máy ly tâm, tủ an toàn sinh học và các tủ lạnh, tủ đông, tủ ấm chứa bệnh phẩm, thùng vận chuyển mẫu.

Để đảm bảo các tiêu chí được thực hiện tốt, việc lựa chọn trang thiết bị phụ trợ cũng phải phù hợp với mục đích, tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu cũng như bảo vệ cho người vận hành một cách tối ưu nhất. Trong đó tủ An toàn sinh học hãng Bioair với các tiêu chuẩn, chức năng vận hành an toàn được đánh giá kiểm tra với các tiêu chuẩn quốc tế ,đa dạng mẫu mã,thiết kế hiện đại… nhằm hướng đến người dùng là một đề xuất đáng tin cậy.

Một số dòng tủ An toàn sinh học hãng Bioair

Tham khảo thêm một số dòng tủ an toàn sinh học do Tanlongmed phân phối chính hãng tại Việt Nam tại đây

DMCA.com Protection Status