Nhóm máu của một người là do di truyền, được thừa hưởng từ cha mẹ. Việc xác định bản thân thuộc nhóm máu nào là điều kiện vô cùng quan trọng khi truyền máu. Đặc biệt những người thuộc nhóm máu hiếm cần biết rõ đặc tính, quy tắc truyền máu, cũng như các yếu tố nguy cơ có thể xảy ra để có biện pháp bảo vệ sức khỏe.
Những điều cần biết về nhóm máu
Nhóm máu của một người dựa trên việc họ có các phân tử hoặc protein nhất định hay không – được gọi là kháng nguyên – trên bề mặt tế bào hồng cầu của họ.
Hai trong số các kháng nguyên chính được sử dụng để xác định nhóm máu được gọi là “Kháng nguyên A” và “Kháng nguyên B”. Những người có nhóm máu A chỉ có kháng nguyên A trên các tế bào hồng cầu và người có nhóm máu B chỉ có kháng nguyên B.
Một protein khác, yếu tố Rh- còn được gọi là hệ thống “Rhesus” (thuộc nhóm máu hiếm) cũng có mặt hoặc vắng mặt trên các tế bào hồng cầu. Nhóm máu của một người được chỉ định là “dương tính” nếu họ có protein Rh trên các tế bào hồng cầu và “âm tính” nếu họ không có protein này.
Các nhóm máu hiếm hiện nay là những nhóm máu nào?
Hơn ai hết, những người mang trong mình dòng máu hiếm Rh- hiểu rằng, nếu gặp rủi ro mà không có người cho máu thì cơ hội giành lại sự sống rất mong manh. Chính vì thế việc xét nghiệm để biết được nhóm máu của mình là việc làm vô cùng giá trị.
Nhóm máu Rh-
Theo Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, nhóm máu có tỉ lệ như sau: nhóm máu O chiếm 42,1%, nhóm máu B chiếm khoảng 30,1%, nhóm máu A chiếm khoảng 21,2% và nhóm máu AB chiếm khoảng 6,6%. Ở Việt Nam, nhóm máu Rh- chiếm tỷ lệ rất ít, khoảng từ 0,04% – 0,07% dân số, nên nhóm máu Rh- được gọi là nhóm máu hiếm.
Dựa theo tỷ lệ nhóm máu và Rh, thì nhóm máu AB Rh- sẽ là nhóm máu hiếm nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, dựa theo quy luật cho nhận thì nhóm máu O Rh- sẽ gặp nhiều rủi ro nhất vì chỉ nhận được từ nhóm máu O Rh-
Quy tắc cho và nhận của nhóm máu Rh
Nhóm máu Rh+ có thể thuận lợi tiếp nhận bất cứ nhóm máu nào. Bởi trên tế bào hồng cầu của nhóm máu AB vốn dĩ đã có chứa cả 2 kháng nguyên A và B. Tuy ít gặp hơn các nhóm máu còn lại nhưng người mang nhóm máu Rh+ lại chiếm lợi thế lớn là có thể nhận được tất cả loại máu.
Ngược lại, những người mang nhóm máu Rh- cực hiếm thì chỉ có thể nhận máu từ người có cùng nhóm máu Rh- (trừ trường hợp cấp cứu nguy hiểm tính mạng, không còn cách nào khác phải nhận cả nhóm Rh+, thông thường chỉ được nhận một lần trong đời.
Nếu người nhóm Rh- nhận máu từ người Rh+ thì cơ thể sẽ lập tức sản sinh kháng thể chống lại hồng cầu Rh+, lần truyền máu tiếp theo nếu tiếp tục truyền máu Rh+ thì sẽ gây ra tai biếng truyền máu nghiêm trọng.
Ngoài ra, trên thế giới cũng có 1 số nhóm máu hiếm khác ít ai được nhắc đến bao gồm:
Nhóm máu Rh-null
Đây là nhóm máu rất hiếm và vô cùng đặc biệt do chúng không chứa bất kỳ kháng nguyên nào trong hệ Rh. Chỉ có 43 người trên thế giới sở hữu nhóm máu này và chỉ có 9 người đồng ý hiến tặng. Chính vì không chứa kháng nguyên nào nên nó có thể truyền cho tất cả các nhóm máu trên thế giới, tuy nhiên lại không tiếp nhận được các nhóm máu khác mà chỉ có thể tiếp nhận nhóm máu Rh-null.
Nhóm máu Lu (ab)
Đây là một nhóm vô cùng hiếm và được phát hiện trên một bệnh nhân và năm 1945. Trên thế giới hiện nay, tỷ lệ người mang nhóm máu này chỉ là 1/3000.
Nhóm máu Bombay: Đây là nhóm máu thiếu các kháng nguyên A,B và H. Nó cũng có thể truyền cho bất cứ loại nhóm máu nào nhưng chỉ có thể nhận máu từ những người cùng nhóm máu.
Xét nghiệm nhóm máu Rh là một xét nghiệm cơ bản và cần thiết cho bất kỳ đối tượng nào. Phụ nữ mang thai, phụ nữ chưa mang thai hay đàn ông đều cần thực hiện xét nghiệm để biết nhóm máu của mình là Rh dương hay Rh âm. Nếu phát hiện ra mình thuộc nhóm máu hiếm (Rh âm ) thì cần báo với bác sĩ trong trường hợp có truyền hay nhận máu với người khác.
Với những người sở hữu các nhóm máu hiếm Rh- khả năng có thể sẽ gặp nhiều rủi ro hơn những nhóm máu khác vì không phải lúc nào bệnh viện hoặc các cơ sở ý tế cũng có sẵn nhóm màu này. Mặc khác máu chỉ có hạn sử dụng 35 ngày với nhiệt độ bảo quản là 4 độ C với các dòng tủ trữ máu chuyên dụng.