Nguy hiểm từ nhiễm trùng vết thương hở

Trong lao động và sinh hoạt hàng ngày, đôi khi chúng ta không thể tránh khỏi những tổn thương ngoài da. Tuy nhiên với những vết thương có hở miệng, hiểm nguy từ nhiễm trùng là không hề nhỏ.

Dấu hiệu nhiễm trùng vết thương hở

Khi có vết thương hở, bề mặt da và lớp niêm mạc bên dưới bị bộc lộ, da mất đi khả năng bảo vệ vốn có. Bề mặt da và môi trường xung quanh lại chứa vô vàn vi khuẩn và mầm bệnh. Vì mất lớp màng bảo vệ, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở. Thông thường, cơ thể vẫn còn những cơ chế khác để chống chọi với chúng. Hệ miễn dịch được khởi động, điều tiết các tế bào miễn dịch đi tới để kháng khuẩn, chống viêm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đặc biệt như số lượng vi khuẩn quá nhiều do vết thương bị nhiễm bẩn, người bệnh bị suy giảm miễn dịch… hiện tượng nhiễm trùng sẽ xảy ra.

Một số dấu hiệu và triệu chứng tiêu biểu của nhiễm trùng do vi khuẩn:

Sốt

Sốt là phản ứng bình thường của cơ thể khi xảy ra phản ứng viêm. Nếu gặp vết thương, bạn có thể sốt nhẹ dưới 38°C. Tuy nhiên nếu cơn sốt vượt ngưỡng 38,3 độ C và kéo dài, hãy nghĩ đến trường hợp nhiễm trùng.

Bên cạnh triệu chứng sốt cao, bạn cũng gặp phải tình trạng đau đầu, chóng mặt. Do mệt mỏi và suy nhược, cảm giác thèm ăn cũng có thể giảm đi nhiều lần.

Sốt là một triệu chứng của nhiễm trùng

Cảm thấy mệt mỏi

Cảm giác chung của cơ thể khá quan trọng để đánh giá tổng quan tình trạng cơ thể bạn. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải không muốn làm bất cứ việc gì, đó là minh chứng cho thấy sức khỏe đang yếu đi.

Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn, năng lượng cho các hoạt động sống sẽ bị thiếu hụt. Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng mệt mỏi, khó chịu này.

Sưng, đau và nóng đỏ vết thương

Bất kỳ tổn thương nào trên cơ thể đều gây nên những cơn đau nhất định. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau không cải thiện và có dấu hiệu gia tăng, đó là dấu hiệu nhiễm trùng. Cảm giác đau thường kèm theo sưng tấy và nóng đỏ. Điều đó cho thấy phản ứng viêm ở vết thương đang diễn ra mạnh mẽ. Cơ thể đang bị một lượng lớn vi khuẩn tấn công và đang phải ra sức chống đỡ.

Để xác định vết thương nhiễm trùng, hãy quan sát vùng màu đỏ quanh miệng vết thương và kiểm tra xem nó có ngày càng lan rộng không. Điều đó sẽ giúp bạn nhận định được phần nào tình trạng viêm nhiễm của vết thương.

Chảy dịch mủ màu xanh hoặc có mùi

Thông thường, vết mổ hoặc vết thương sẽ tiết dịch trong hoặc hơi vàng. Tình trạng thoát dịch vết thương có thể được xử lý bằng băng hoặc liệu pháp áp lực âm. Nếu dịch tiết ra có mủ hoặc có mùi hôi thì có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. Bạn cần chú ý quan sát vết thương để kịp thời nhận thấy sự thay đổi này.

Các triệu chứng khác

Ngoài những biểu hiện trên bạn có thể gặp phải tình trạng buồn nôn và nôn. Cảm giác nôn nao sẽ đi kèm sự khó chịu của cơ thể và làm bạn càng không muốn ăn. Bạn cũng có thể thấy đau cơ bắp ở một số vị trí trên cơ thể. Ho hoặc khó thở, nhịp thở nhanh, ngắn cũng là một dấu hiệu phải lưu tâm.

Hậu quả của nhiễm trùng vết thương hở

Nhiễm trùng là một tình trạng cấp tính. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả.

Vết thương lâu lành

Hậu quả đầu tiên có thể nhận thấy rõ là thời gian hồi phục của vết thương bị kéo dài. Tình trạng viêm nhiễm ở vị trí tổn thương làm cản trở quá trình lên da non. Cơ thể phải tập trung nguồn lực đối phó với sự xâm nhập của các vi khuẩn. Bên cạnh đó sự sinh sôi của vi khuẩn cũng làm phá hủy mô và tế bào xung quanh. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài sẽ làm tăng khó chịu và mệt mỏi cho người bệnh. Chi phí điều trị, xử lý vết thương cũng tăng lên đáng kể nếu tình trạng kéo dài. Ngoài ra vết thương ở một số vị trí như tay, chân còn ảnh hưởng đến sinh hoạt, làm việc của người bệnh, tạo ra tâm lý không thoải mái, giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy cần tránh để tình trạng nhiễm trùng xảy ra.

Nhiễm khuẩn huyết

Nhiễm khuẩn huyết là một bệnh lý nhiễm khuẩn rất nặng, khả năng tử vong cao. Đây là hậu quả lớn nhất khi vết thương hở không được xử lý kịp thời. Các nghiên cứu cho thấy nếu có thể sống sót sau nhiễm trùng huyết, trong vòng 1 năm tỷ lệ tử vong vẫn đạt tới 26%. Những bệnh nhân được điều trị vượt qua tình trạng này cũng vẫn bị nhiều di chứng nặng nề. Điển hình trong đó là tình trạng suy giảm chất lượng cuộc sống vì bị ảnh hưởng khả năng vận động. Nhận thức của bệnh nhân cũng bị tổn thương và kém minh mẫn hơn.

Tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết tăng cao ở bệnh nhân bị vết thương rộng, đâm sâu. Thông thường hay gặp khi vết thương phải tiếp xúc lâu với dị vật hoặc môi trường chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy cần xử lý vết thương càng nhanh càng tốt, tránh để lại hậu quả đáng tiếc về sau.

Vết thương hở cần làm gì để tránh nhiễm trùng

Khi gặp một vết thương hở, điều quan trọng là phải biết cách xử lý càng nhanh càng tốt. Quá trình sơ cứu ban đầu là rất quan trọng, đòi hỏi những kỹ năng và sự hiểu biết. Thông thường có thể xử lý vết thương qua 4 bước như sau:

Bước 1: Vệ sinh tay

Rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch kháng khuẩn chuyên dụng như cồn…

Bước 2: Sát khuẩn vết thương

Nếu vết thương có dị vật nhỏ li ti, bạn cần loại bỏ chúng bằng nhíp. Nếu dị vật lớn và đâm sâu vào cơ thể, tuyệt đối không tự ý rút ra. Lúc này, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được xử lý vết thương và cầm máu an toàn.

Sát khuẩn vết thương là bước quan trọng giúp loại bỏ được nguy cơ nhiễm trùng. Nên sử dụng những dung dịch sát khuẩn khuẩn hơn là dùng kem bôi kháng sinh. Lựa chọn dung dịch sát khuẩn phù hợp, diệt khuẩn mạnh, không gây đau xót cho da và không làm tổn thương lớp tế bào mô liên kết xung quanh.

  • Khả năng diệt khuẩn mạnh. 100% vi khuẩn và nấm được loại bỏ sau 30 giây.
  • Không gây đau xót cho người bệnh.
  • Không phá hủy mô liên kết nên không ảnh hưởng quá trình liền vết thương.
  • Không màu, hoàn toàn không độc hại với cơ thể.
Vết thương cải thiện rõ rệt sau khi được chăm sóc đúng cách

Bước 3: Dưỡng ẩm vết thương

Sau khi đã sát trùng vết thương, nên bôi một lớp kem dưỡng ẩm . Việc này giúp tăng hiệu quả sát khuẩn, giữ ẩm kích thích tái tạo da, ngăn ngừa sẹo hiệu quả.

Bước 4: Băng bó vết thương

Sử dụng băng gạc y tế tiệt khuẩn để băng bó vết thương. Chú ý không băng quá chặt và thay băng hằng ngày hoặc khi nào bị bẩn.

Nên sử dụng các loại băng thun dạng lưới có độ co giãn phù hợp, không gây bí tức, thoáng mát. Loại băng này sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong việc kiểm tra và xử lý vết thương hở.

Tham khảo thêm mẫu băng đàn hồi dạng lưới được sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện

DMCA.com Protection Status