Điều trị suy giãn tĩnh mạch tại nhà và những sai lầm dễ mắc phải

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Bí quyết điều trị suy giãn tĩnh mạch tại nhà

Nguy cơ của suy giãn tĩnh mạch điều bạn chưa biết

Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại.

Suy giãn tĩnh mạch sẽ không gây chết người, chỉ gây khó chịu, đau đớn và mất thẩm mỹ làm chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng rất nhiều. TUY NHIÊN nó lại gây biến chứng gây ảnh hưởng đến tính mạng.

Bệnh sẽ hình thành những cục máu đông trong lòng tĩnh mạch và có thể di chuyển khắp cơ thể theo dòng máu gây tắc mạch. Nguy hiểm nhất là gây tắc mạch phổi dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

Bạn có thể so sánh biến chứng này với nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.

Biến chứng nhẹ hơn thường thấy của bệnh là có thể nhìn thấy huyết khối trong tĩnh mạch phình to, xuất huyết hoặc loét chân (rất khó điều trị).

Theo số liệu thống kê ĐÁNG BÁO ĐỘNG của Hội Tĩnh mạch học TP Hồ Chí Minh đăng trên báo Tuổi Trẻ, hiện nay số người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch ngày càng tăng.

💢 25%-35% dân số mắc bệnh ở nhiều mức độ ➡ gần 40 triệu người

💢 77,6% các bệnh nhân không biết mình mắc bệnh

💢 Số người đã nghỉ hưu chiếm 50%

💢 70% là nữ, đặc biệt là mẹ bầu

Con số quá lớn này đáng để lưu tâm chứ nhỉ ❓

Triệu chứng

Giai đoạn nhẹ chủ quan bỏ qua

  • Nhức mỏi
  • Nặng chân, khó chịu
  • Cảm giác kiến bò, nóng rát, tê chân
  • Sưng phù chân
  • Các triệu chứng này rõ rệt khi đứng lâu

Giai đoạn biến chứng nguy hiểm

  • Tĩnh mạch nổi hẳn lên có thể thấy bằng mắt thường (huyết khối tĩnh mạch nông)
  • Chân nóng, sưng đỏ, có thể chảy máu, nhiễm trùng
  • Da phù nề, dày lên, bong vảy và đổi màu sắc da
  • Xuất hiện các vết loét

Nguyên nhân

  • Thoái hóa do tuổi tác
  • Tư thế sinh hoạt làm việc phải đứng hoặc ngồi lâu
  • Béo phì
  • Hút thuốc lá
  • Chế độ ăn ít xơ và vitamin
  • Dùng thuốc tránh thai (làm thay đổi nội tiết)

Làm sao phòng tránh bệnh suy giãn tĩnh mạch

Đơn giản nhất là thay đổi thói quen

Cải thiện việc đứng hay ngồi lâu, tốt nhất bạn nên thay đổi tư thế của mình chu kì 60 phút/lần, tăng cường thể thao

Đặc biệt, bạn cần phải xoa bóp chân thường xuyên nhằm tăng cường đẩy máu về tim.

Chúng tôi thấu hiểu rằng bạn không thể tự làm việc đó một cách đều đặn, thậm chí có đội quân con cháu hùng hậu cũng không thể (nếu bạn hiểu ý tác giả 😎)

TANLONGMED đang phân phối máy hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch nhập khẩu từ Hàn Quốc. Chúng tôi có rất nhiều chế độ điều trị phù hợp với đa dạng tình trạng bệnh. Nếu bạn muốn sắm cho bản thân hoặc cho cha mẹ, bạn tham khảo thêm dòng máy FOXYL điều trị tại nhà hoặc nếu bạn muốn đầu tư cho phòng khám, hãy tham khảo dòng máy LEADCARE.

Ngoài ra máy còn giúp giảm thiểu tình trạng tái phát của bệnh nữa.

Máy nén ép điều trị suy giãn tĩnh mạch cho cá nhân Foxyl Air
Máy nén ép điều trị suy giãn tĩnh mạch cho cá nhân Foxyl Air

Nên ăn gì để phòng tránh bệnh ?

Ngoài ra, những thực phẩm này còn giúp giảm thiểu tình trạng bệnh.

Thực phẩm chứa vitamin C và E là cần thiết nhất

Là hai chất chống oxy hóa, giảm gốc tự do trong cơ thể. Làm tăng khả năng miễn dịch, chống viêm nhiễm.

Vitamin C là một hoạt chất tích cực tăng sinh collagen và elastin, làm tăng sự bền vững và đàn hồi của thành tĩnh mạch. Ngoài ra còn giúp bạn đẹp da nữa đấy.

Kết hợp hai vitamin giúp tăng khả năng lưu thông máu ở tĩnh mạch, cải thiện các triệu chứng gây đau của suy giãn tĩnh mạch.

Hãy tìm chúng trong các loại trái họ cam quýt hoặc rau như bông cải, khoai tây.

Thực phẩm chứa Flavonoid

Đây là một hoạt chất hỗ trợ cho vitamin C.

Flavonoid có nhiều trong rau củ và thực vật, tiếc là thành phần này lại chứa nhiều trong vỏ trái cây.

Thực phẩm chứa nhiều Flavonoid gồm có việt quất, trà xanh, bông cải xanh, cải xoăn, củ hành, rau bó xôi.

Thực phẩm nhiều xơ

Chất xơ là một chất quan trọng đóng vui trò đào thải độc tố.

Người suy giãn tĩnh mạch nên bổ sung chất xơ từ rau củ và ngũ cốc nguyên hạt.

Bên cạnh đó, rau má theo đông y có tính mát, nhiều chất giúp đẩy lùi suy giãn tĩnh mạch

Những sai lầm trong điều trị suy giãn tĩnh mạch

Thoa dầu nóng, ngâm chân nước nóng

Khi gặp nóng các tĩnh mạch sẽ giãn nở ra, làm cho các van tĩnh mạch vốn bám vào thành tĩnh mạch hở nhiều hơn và dòng máu chảy ngược tăng.

Cùng lúc, các mạch máu nhỏ ở chân cũng giãn to là tăng ứ đọng máu, gây cảm giác đau nhức và khó chịu ở chân.

Vậy nhiệt độ lạnh có lợi cho tình trạng suy tĩnh mạch hơn. Đa số bệnh nhân suy tĩnh mạch phản hồi rằng cảm thấy đỡ đau khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, ví dụ như ngâm chân vào nước lạnh, ở trong phòng điều hòa nhiệt độ,…

Bỏ thói quen đi bộ

Nhiều người bỏ thói quen đi bộ khi biết mình bị suy tĩnh mạch. Họ cho rằng đi bộ khiến máu dồn xuống hai chân nhiều hơn và làm nặng thêm tình trạng suy tĩnh mạch.

Thực ra, đi bộ là môn thể thao rất có lợi cho sức khỏe. Chuyển động của đôi chân không những tốt cho hệ tim mạch mà còn giúp giảm cân, ngăn ngừa béo phì.

Đối với hệ tĩnh mạch, động tác đi bộ làm co thắt các cơ cẳng chân, ép vào các tĩnh mạch sâu, làm cho máu tĩnh mạch được đẩy về tim tốt hơn, giảm ứ đọng ở các tĩnh mạch nông.

Ở bệnh nhân bị suy tĩnh mạch dẫn đến lở loét, làm cho cổ chân không di động được hay cứng khớp cổ chân, đi bộ không có hiệu quả. Người bệnh cần tập vật lý trị liệu để di chuyển được cổ chân thì đi bộ mới mang lại lợi ích thực sự.

Người có triệu chứng suy tĩnh mạch mà đi bộ làm đau chân, đi một đoạn phải đứng lại, nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu xem đau có nguồn gốc từ bệnh lý khác không.

Dùng thuốc không rõ nguồn gốc

Có nhiều loại được bán rộng rãi tại các nhà thuốc với lời quảng cáo “có cánh” về hiệu quả và chất lượng nhưng khó kiểm chứng, giá thành lại cao.

Ngoài ra, còn có một số thuốc thảo dược, thuốc nam, thuốc bắc không đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, hiệu quả và tính an toàn.

Nhiều người bị đau nhức chân do suy tĩnh mạch nhưng không đi khám mà tự ra hiệu thuốc mua thuốc giảm đau, kháng viêm để uống.

Một số người mua thuốc trên mạng để điều trị tại nhà.

Các loại thuốc này có thể có tác dụng giảm đau tạm thời nhưng không giúp khỏi bệnh và để lại nhiều tác dụng không tốt đến sức khỏe.

Không tái khám và theo dõi bệnh sau phẫu thuật

Suy tĩnh mạch là bệnh mạn tính, không thể tự khỏi. Thông thường sau khi điều trị một thời gian, bệnh nhân cảm thấy giảm hẳn triệu chứng đau và mỏi.

Phẫu thuật xong, các triệu chứng sẽ giảm hoặc biến mất.

Sau một thời gian, nhiều người thường quên mất rằng mình có bệnh, không còn tái khám để theo dõi, không tuân thủ lối sống có lợi cho tĩnh mạch. Điều này có thể làm cho bệnh quay trở lại.

Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch

Dùng băng ép và vớ y khoa

Tác dụng một lực ép liên tục giúp các van tĩnh mạch khép lại hạn chế máu chảy ngược. Làm giảm tình trạng bệnh và tránh tái phát.

Bài tập điều trị phục hồi chức năng suy giãn tĩnh mạch chân

Bài tập tư thế ngồi
1. Nâng cẳng chân

Người tập ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp để hai bàn chân sát trên sàn nhà, khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng vuông góc; lưng thẳng; trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai mông và hai chân. Sau đó tập luân phiên nâng bàn chân phải lên khỏi sàn nhà, duỗi thẳng chân phải, rồi đưa chân phải về vị trí ban đầu, tập tương tự với chân trái, mỗi chân từ 10 đến 15 lần, sau đó tập với cả hai chân như vậy. Mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần

</p

Bài tập nâng cẳng chân suy giãn tĩnh mạch
2. Nhón gót chân

Người tập ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp như bài tập ở trên sau đó thực hiện tập nhón gót chân (nâng chân lên cho đến khi khớp cổ chân duỗi thẳng chỉ còn các đầu ngón chân sát sàn nhà rồi đưa trở lại vị trí bắt đầu) luân phiên chân trái rồi chân phải, sau đó là cả hai chân cùng một lúc, tập từ 10 đến 15 lần như vậy. Mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần

Bài tập nhón gót chân
3. Gấp và duỗi khớp cổ chân

Người tập ngồi trên ghế như trên sau đó nâng chân trái lên khỏi sàn nhà, duỗi thẳng rồi tập gấp và duỗi khớp cổ chân trái đến mức tối đa (hết tầm vận động) từ 10 đến 15 lần sau đó đưa chân trái về vị trí ban đầu, tập tiếp như vậy đối với chân phải từ 10 đến 15 lần. Mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần

Bài tập gấp và duỗi khớp chân suy giãn tĩnh mạch
4. Xoay khớp cổ chân

Người tập ngồi trên ghế, hai bàn chân đặt trên sàn nhà cách nhau khoảng 20cm, sau đó nâng mũi bàn chân phải lên khỏi sàn nhà chỉ có gót chân sát trên sàn nhà rồi tập xoay khớp cổ chân vào trong, ra ngoài từ 10 đến 15 lần, rồi tập tương tự như vậy đối với chân trái và cả hai chân. Mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần.

5. Xoay gót chân

Người tập ngồi trên ghế, hai bàn chân đặt trên sàn nhà, sau đó tập bước chân trái lên phía trước đặt gót chân trái trên sàn nhà, rồi nâng chân phải lên để mũi chân phải sát sàn nhà, sau đó chuyển chân trái ra sau đặt mũi chân trái sát sàn nhà, bước chân phải lên trước, gót chân phải sát sàn nhà luân phiên như vậy từ 10 đến 15 lần cho mỗi chân. Mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần

Bài tập xoay gót chân chân suy giãn tĩnh mạch
6. Gấp, duỗi luân phiên hai chân

Người tập ngồi trên ghế sau đó luân phiên nhấc từng chân lên khỏi sàn nhà, gấp khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng rồi duỗi thẳng chân đó ra, đưa trở lại vị trí ban đầu, tiếp tục tập như vậy 10 đến 15 lần, tập tương tự như vậy với chân còn lại. Mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần

Bài tập gấp duỗi luân phiên hai chân suy giãn tĩnh mạch
Bài tập tư thế nằm
1. Gấp và duỗi khớp cổ chân

Nằm ngửa trên giường hoặc bàn tập, hai chân duỗi thẳng, nâng chân trái lên khỏi mặt giường khoảng 30 đến 50 độ sau đó tập duỗi khớp cổ chân, rồi gấp khớp cổ chân đến mức tối đa từ 10 đến 15 lần. Đưa chân trái về tư thế ban đầu, tập tương tự như vậy đối với chân phải. Mỗi ngày tập 2 đến 3 lần.

2. Xoay khớp cổ chân

Bệnh nhân nằm ngửa trên giường hoặc bàn tập, hai chân duỗi thẳng, nâng chân trái lên khỏi mặt giường khoảng 30 đến 50 độ sau đó tập xoay khớp cổ chân từ phải qua trái rồi từ trái qua phải 10 đến 15 lần. Đưa chân trái trở về vị trí ban đầu rồi tập tương tự như vậy đối với chân phải. Mỗi ngày tập 2 đến 3 lần

3. Bắt chéo chân

Bệnh nhân nằm ngửa trên giường hoặc bàn tập, hai chân duỗi thẳng, sau đó nâng hai chân lên khỏi mặt giường rồi tập bắt chéo chân trái qua chân phải rồi chân phải qua chân trái luân phiên từ 10 đến 15 lần. sau đó đưa hai chân trở lại vị trí ban đầu trên mặt giường. Mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần

4. Đạp xe đạp

Bệnh nhân nằm ngửa trên giường hoặc bàn tập, nâng hai chân lên khỏi mặt giường, gấp khớp háng và khớp gối sau đó tập như là đạp xe đạp với cả hai chân từ 10 đến 15 lần. Sau đó đưa hai chân trở lại vị trí ban đầu trên mặt giường. Mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần

Bài tập tư thế đứng
1. Gấp và duỗi khớp cổ chân

Bệnh nhân đứng, nhấc một chân lên khỏi sàn nhà rồi tập gấp, duỗi khớp cổ chân đến mức tối đa từ 10 đến 15 lần. Đứng trở lại tư thế ban đầu, nhấc chân kia lên khỏi sàn nhà và thực hiện các bài tập như với chân đã làm. Mỗi ngày tập 2 đến 3 lần

2. Xoay khớp cổ chân

Bệnh nhân đứng, nhấc một chân lên khỏi sàn nhà, duỗi thẳng chân đó rồi tập xoay khớp cổ chân từ trong ra ngoài rồi từ ngoài vào trong 10 đến 15 lần, sau đó đưa chân về vị trí ban đầu trên sàn nhà và tiếp tục tập như vậy đối với chân còn lại. Mỗi tuần tập từ 2 đến 3 lần

3. Nhấc cao chân bước tại chỗ

Bệnh nhân đứng sau đó tập bước tại chỗ 15 đến 20 bước bằng cách tạo các bước chân cao hơn so với bước đi thông thường. Mỗi ngày tập 2 đến 3 lần

4. Ngồi xuống và đứng lên nhón gót chân

Bệnh nhân đứng thẳng có thể vịn vào một vật gì đó bên cạnh để đỡ nếu cần, sau đó ngồi xuống giống như ngồi xổm được khoảng một nửa thì lại đứng thẳng lên, rồi nhón gót để đứng trên đầu các ngón chân, rồi sau đó ngồi xuống, làm lại từ 10 đến 15 lần. Mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần

5. Bước đi bằng mũi bàn chân

Bệnh nhân đứng thẳng sau đó nâng hai gót chân lên để đứng bằng mũi bàn chân, rồi bước đi khoảng 15 đến 20 bước bằng mũi bàn chân (đi nhón gót). Mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần như vậy

6. Bước đi bằng gót chân

Bệnh nhân đứng thẳng sau đó nâng hai mũi bàn chân lên để đứng bằng hai gót chân, rồi bước đi khoảng 15 đến 20 bước bằng gót chân. Mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần như vậy

Nếu phải đứng lâu từ 30 phút đến 1 giờ, bạn nên thực hiện các động tác tập trên 1 lần

Các bài tập khác

Ngoài các bài tập kể trên, các hình thức tập luyện như bơi lội, đi bộ, đi bộ nhanh, chạy bộ, tập aerobics, khiêu vũ, cũng rất tốt cho sức khỏe cũng như tốt cho hệ mạch máu.

Thuốc tây

Tác dụng giảm đau, chống viêm, tan máu đông

Thường bạn sẽ được BS kê thuốc Daflon 500mg tuy nhiên sẽ gây tác dụng phụ là rối loạn thần kinh thực vật và rối loạn tiêu hóa.

Thuốc đông y

Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị giãn tĩnh mạch chân bằng đông y :

  • Đan sâm, hoàng kỳ: Đây là những vị thuốc có tác dụng bổ máu, thúc đẩy hoạt động tuần hoàn máu, giảm thiểu và loại trừ các triệu chứng khó chịu của bệnh
  • Hoa hồng, xuyên khung, đương quy: tác dụng hoạt huyết, chống đông máu, gia tăng tuần hoàn máu hiệu quả
  • Xuyên giáp: hay còn gọi là vảy con tê tê, đây là một vị thuyết cực kì quý hiếm.Tác dụng hành khí, thông mạch.Có tác dụng rất tốt cho những người viêm tắc động mạch hoặc tĩnh mạch.
  • Cao hạt dẻ ngựa, hoa hòe: Có tác dụng là vững chắc thành mạch máu, ngăn ngừa tình trạng sưng phù, xơ vữa động mạch và tĩnh mạch.Là bài thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân khá hiệu quả.

Việc sử dụng những bài thuốc này phải theo chỉ dẫn của các lương y, không nên sử dụng tùy tiện.

Nên nhớ tất cả các loại thuốc đều là thuốc độc – BS Hiromi Shinya

Chích xơ

Áp dụng cho tĩnh mạch xuyên (tầng tĩnh mạch sâu nhất). Nguyên tắc là bác sĩ sẽ chích xơ để xơ hóa toàn bộ tĩnh mạch tổn thương, bệnh nhân sẽ được chích nhiều lần cho đến khi không còn giãn tĩnh mạch nữa.

Phẫu thuật

Phẫu thuật trực tiếp

Mổ cắt bỏ các tĩnh mạch giãn, sửa van, tạo hình tĩnh mạch… Dĩ nhiên phương pháp này sẽ gây đau đớn và bạn phải nằm không cử động trong 3 ngày.

Laser nội mạch

Dùng năng lượng laser mang dòng nhiệt phá hủy liên tục lên thành tĩnh mạch bị tổn thương. Tức là thay vì bạn lôi nó ra ngoài như phẫu thuật trực tiếp, bạn bít nó lại luôn bằng laser.

Giải quyết được hoàn toàn phần tĩnh mạch bị giãn, hồi phục nhanh. Bạn có thể hoạt động bình thường sau 30 – 40 phút.

Nên khắc ghi những điều QUAN TRỌNG sau

❌Ở tuổi nghỉ hưu, đàn ông mắc bệnh chiếm tỉ lệ 50% còn phụ nữ là 70%

❌ Sau khi khỏi bệnh, khả năng tái phát rất cao

❌ Tất cả các loại thuốc đều là thuốc độc

✅ Do đó, trợ lý xoa bóp hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch tại nhà FOXYL, sẽ giúp bạn mang đến sự yêu thương cho cha mẹ hoặc gần hơn là bạn thân mình (nếu bạn muốn đầu tư cho phòng khám thì tham khảo LEADCARE nhé)

Nguồn tham khảo:

Bệnh viên nhân dân 115

Báo Tuổi Trẻ

Bệnh viện đa khoa quốc tế VINMEC

Wikipedia

Trả lời

DMCA.com Protection Status