Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiệt khuẩn dụng cụ

TIỆT KHUẨN DỤNG CỤ

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ

Số lượng và vị trí tác nhân gây bệnh

  • Việc tiêu diệt vi khuẩn có trên dụng cụ phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn và thời gian để tiêu diệt chúng. Việc làm sạch dụng cụ sau khi sử dụng trước khi khử khuẩn và tiệt khuẩn là hết sức cần thiết, nhằm làm giảm số lượng tác nhân gây bệnh, rút ngắn quá trình khử khuẩn và tiệt khuẩn.Do đó cần phải thực hiện một cách nghiêm ngặt việc làm sạch tất cả các loại dụng cụ. Đối với những dụng cụ có khe, kẽ, nòng, khớp nối, và nhiều kênh như dụng cụ nội soi khi khử khuẩn phải được ngâm ngập và cọ rửa, xịt khô theo khuyến cáo của nhà sản xuất trước khi đóng gói hấp tiệt khuẩn.

Khả năng bất hoạt các vi khuẩn

  • Có rất nhiều tác nhân gây bệnh kháng với những hóa chất khử khuẩn và tiệt khuẩn. Cơ chế đề kháng của chúng đối với hóa chất khử khuẩn là khác nhau. Vì vậy, việc chọn lựa hóa chất để khử khuẩn, tiệt khuẩn cần phải chọn lựa những hóa chất nào không bị bất hoạt bởi các vi khuẩn cũng như ít bị đề kháng nhất.
  • Việc chọn lựa hóa chất phải tính đến cả một chu trình tiệt khuẩn, thời gian tiếp xúc của hóa chất có thể tiêu diệt được hầu hết các tác nhân gây bệnh là một việc làm cần thiết ở mỗi cơ sở khám chữa bệnh.

Nồng độ và hiệu quả của hóa chất khử khuẩn

  • Trong điều kiện chuẩn để thực hiện quá trình khử khuẩn, các hóa chất khử khuẩn muốn gia tăng mức tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà mình mong muốn phải tính đến thời gian tiếp xúc với hóa chất. Khi muốn tiêu diệt được 104 M. tuberculosis trong 5 phút, cần phải sử dụng cồn isopropyl 70%. Trong khi đó nếu dùng phenolic phải mất đến 2- 3 giờ tiếp xúc.

Yếu tố vật lý và hóa học

  • Rất nhiều các yếu tố vật lý và hóa học của hoá chất sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình khử khuẩn, tiệt khuẩn như: nhiệt độ, độ ẩm, pH và độ cứng của nước.
  • Độ ẩm là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến những hóa chất khử khuẩn, tiệt khuẩn dạng khí như là EtO, chlorine dioxide, formaldehyde.
  • Sự gia tăng độ pH có thể cải thiện khả năng diệt khuẩn của một số hóa chất (ví dụ như glutaraldehyde, quaternary ammonium), nhưng lại làm giảm khả năng diệt khuẩn của một số hóa chất khác như: phenols, hypochlorites, iodine.
  • Độ cứng của nước cao (quyết định bởi nồng độ cao của một số cation kim loại như Canxi, Magiê) làm giảm khả năng diệt khuẩn và có thể làm hỏng dụng cụ.

Chất hữu cơ và vô cơ

  • Những chất hữu cơ từ máu, huyết thanh, mủ, phân hoặc những chất bôi trơn…có thể làm ảnh hưởng đến khả năng diệt khuẩn của hóa chất theo 2 con đường: làm giảm khả năng diệt khuẩn, giảm nồng độ hóa chất, bảo vệ vi khuẩn sống sót được qua quá trình khử khuẩn, tiệt khuẩn và tái hoạt động khi những dụng cụ đó được đưa vào cơ thể.
  • Do vậy việc làm sạch để loại bỏ hoàn toàn các chất hữu cơ, vô cơ bám trên bề mặt, khe, khớp và trong lòng dụng cụ là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Nó quyết định rất nhiều tới chất lượng khử khuẩn, tiệt khuẩn các dụng cụ trong bệnh viện.

Thời gian tiếp xúc với hóa chất

  • Dụng cụ khi được khử khuẩn, tiệt khuẩn phải tuân thủ tuyệt đối thời gian tiếp xúc tối thiểu với hóa chất. Thời gian tiếp xúc này thường được quy định rất rõ bởi nhà sản xuất và được ghi rõ trong hướng dẫn sử dụng.

Các chất sinh học do vi khuẩn tạo ra (Biofilm)

  • Các vi sinh vật được bảo vệ khỏi tác dụng của hóa chất khử khuẩn, tiệt khuẩn do khả năng tạo ra những chất sinh học, bao quanh vi khuẩn và dính với bề mặt dụng cụ, gây khó khăn trong việc làm sạch dụng cụ nhất là đối với những dụng cụ dạng ống.
  • Những vi sinh vật có khả năng tạo chất sinh học này có sức đề kháng cao và gấp 1000 lần so với những vi sinh vật không đề kháng. Do vậy khi chọn lựa hóa chất phải tính đến khả năng này của một số vi khuẩn như Staphylococcus, các trực khuẩn gram âm khi xử lý những dụng cụ nội soi, máy tạo nhịp, hệ thống chạy thận nhân tạo, ống thông mạch máu…Một số ezyme và chất tẩy rửa có thể làm tan và giảm sự tạo thành những chất sinh học này.
  • TANLONGMED cung cấp “Dung dịch tẩy rửa làm sạch biofilm và chất bẩn chứa hỗn hợp đa Enzyme” của OneLife là giải pháp làm sạch toàn diện với công nghệ hiện đại loại bỏ gần 100% biofilm và chất bẩn – Phương pháp được áp dụng rộng rãi trong kiểm soát chất lượng quy trình làm sạch dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ nội soi, dụng cụ nha khoa,…

Trả lời

DMCA.com Protection Status