Suy Giãn tĩnh mạch là bệnh mà một tĩnh mạch có thể nhìn thấy rõ nằm ngay bên dưới bề mặt da. Vớ nén có thể giúp giảm sự xuất hiện và các triệu chứng đau đớn liên quan đến chứng giãn tĩnh mạch ở một số trường hôp.
Giãn tĩnh mạch xảy ra khi máu tụ lại sau các van nhỏ trong tĩnh mạch của một người thay vì lưu thông trơn tru trở về tim. Bệnh này phổ biến ở chân và bàn chân, vì máu trở về tim phải di chuyển xa hơn.
Các bác sĩ thường khuyên nên mang vớ nén để cải thiện lưu thông, ngăn tình trạng giãn tĩnh mạch trở nên tồi tệ hơn, và giảm đau hoặc khó chịu.
Ở đây, chúng ta xem xét bằng chứng ủng hộ việc sử dụng những đôi tất này, cũng như những rủi ro liên quan. Chúng ta hãy cũng thảo luận về cách chọn kích thước và hình dạng phù hợp, cũng như các phương pháp thay thế khác
Cách thức hoạt động của vớ nén?
Vớ nén có thể giúp cải thiện tuần hoàn và điều trị các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Vớ nén thường được sử dụng để cải thiện lưu thông máu. Theo các tác giả cuốn Sclerotherapy: Treatment of Varicose and Telangiectatic Leg, binh lính La Mã thời xưa thường quấn chân bằng dây da để cải thiện tuần hoàn khi hành quân xa.
Vớ nén hiện đại được thiết kế phức tạp hơn để tạo áp lực phù hợp ở chân, giúp máu lưu thông trở lại tim. Vớ thường tạo áp lực nhiều hơn ở gần mắt cá chân và bàn chân, tạo thêm sức ép thúc đẩy lưu lượng máu.
Các nghiên cứu cho thấy rằng vớ nén có thể cải thiện một số triệu chứng của chứng giãn tĩnh mạch, nhưng ít bằng chứng ủng hộ ý tưởng rằng chỉ dùng riêng vớ sẽ loại bỏ hết các triệu chứng bệnh. Các loại vớ khác nhau tạo ra những lượng áp lực khác nhau.
Một số nghiên cứu gần đây về chứng giãn tĩnh mạch bao gồm:
- Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy rằng đeo tất ép với áp suất từ 18 đến 21 milimét thủy ngân (mm Hg) trong 1 tuần giúp giảm đau nhức liên quan đến chứng giãn tĩnh mạch so với các loại tất thông thường.
- Một nghiên cứu năm 2017, xác định rằng việc mang vớ 22 mm Hg trong 6 tháng đã giúp kiểm soát phù chân khi mang thai ở những người bị giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, các tác giả lưu ý rằng một loại thuốc uống được gọi là pycnogenol có hiệu quả hơn so với việc sử dụng tất.
- Một nghiên cứu năm 2014, kết luận rằng phẫu thuật loại bỏ chứng giãn tĩnh mạch là một phương pháp điều trị hiệu quả hơn so với vớ nén.
Nhìn chung, có nhiều kết quả trái chiều. Một đánh giá từ năm 2015 cho thấy rằng ít bằng chứng đáng tin cậy ủng hộ vớ nén như một phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch.
Nên sử dụng loại vớ nén nào?
Lượng áp lực phù hợp và loại vớ phù hợp tùy thuộc vào số lượng, loại và nguyên nhân cơ bản gây ra chứng giãn tĩnh mạch của một người.
Ba loại chính là:
- Quần tất. Những loại này gây ra một số áp lực, nhưng là lựa chọn ít chặt chẽ nhất.
- Vớ nén và tất chân. Nhiều loại áp suất có sẵn để mua tại nhiều hiệu thuốc, và cửa hàng trực tuyến. Chúng cung cấp nhiều hỗ trợ hơn so với quần tất.
- Vớ nén theo toa. Loại này tạo ra áp lực lớn nhất và được chuyên gia trang bị để đảm bảo rằng chúng có hiệu quả nhưng không quá chặt đến mức ảnh hưởng đến lưu thông máu của người bệnh.
Tất thường cao đến đầu gối hoặc đến đùi. Vớ cao đến đầu gối thúc đẩy tuần hoàn ở cẳng chân và khi tập thể dục.
Bác sĩ có thể khuyên bạn nên mang vớ nén cao đến đùi cho những trường hợp giãn tĩnh mạch, mặc dù chúng thường được sử dụng để ngăn ngừa cục máu đông sau phẫu thuật, đặc biệt là sau phẫu thuật thay khớp gối.
Nên mang vớ nén khi nào?
Mọi người có xu hướng mang vớ nén vào ban ngày, vì ngồi thẳng và đứng dễ gây ra các vấn đề về tuần hoàn.
Một người bị suy giãn tĩnh mạch có thể thử gác chân lên vào ban đêm để cải thiện lưu thông. Tuy nhiên, bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên đeo tất vào ban đêm.
Các rủi ro của vớ nén
Vớ nén có thể gây kích ứng da nếu mặc không đúng cách hoặc quá lâu
Vì vớ nén cố tình chật nên có thể khó mặc vào. Chân phải sạch và khô. Nên chờ cho kem dưỡng da được hấp thụ trước khi mang vớ.
Sử dụng vớ nén có thể có các tác dụng phụ, bao gồm:
- Da nứt nẻ
- Kích ứng da
- Khó chịu
- Vết lõm tạm thời trên da
Vớ bị nhăn, mặc không đúng hoặc không đúng kích cỡ càng dễ gây ra nhiều vấn đề.
Khi tuần hoàn máu bị ức chế bởi một tình trạng như bệnh thần kinh ngoại biên, có thể làm tổn thương các dây thần kinh ở chân, vì thế người bệnh có thể không phân biệt được vớ quá chật hay bị tụt xuống..
Một người có nhiều khả năng gặp phải những tác động tiêu cực nếu họ mang vớ quá lâu. Cởi bỏ tất mỗi ngày và kiểm tra chân và bàn chân xem có dấu hiệu bị tổn thương hoặc kích ứng hay không, sử dụng gương nếu cần thiết.
Nếu vùng da mới bị kích ứng, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.
Các phương pháp thay thế vớ nén trị liệu ?
- Điều trị nội khoa
- Phẫu thuật giãn tĩnh mạch
- Chích xơ tạo bọt
- Laser nội tĩnh mạch
Sử dụng máy nén ép trị liệu là 1 phương pháp hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả và đang được nhiều người bệnh tin dùng.
Với các lợi ích đã được kiểm chứng:
- Tăng cường tốc độ dòng chảy của tĩnh mạch và dịch bạch huyết: Tác dụng tới những tĩnh mạch nằm sâu, và các mạch bạch huyết giúp gia tăng của vận tốc, lưu lượng máu vào tĩnh mạch và hệ thống bạch huyết.
- Hiệu ứng sinh hóa: cung cấp các lực cứng và lực đàn hồi tới các cơ quan giúp chống huyết khối, xơ và giãn mạch.
- Tác dụng trên các cơ quan phù nề: áp lực, được thực hiện trên da, và được chuyển đến các lớp dưới da. Quá trình này làm cho khả năng hấp thụ của mao mạch được lớn hơn, giảm bạch huyết kẽ, và sự lớn lên của nề.
Tổng quan
Vớ nén có thể không loại bỏ chứng giãn tĩnh mạch, nhưng chúng có thể làm giảm sưng và các cơn đau liên quan.
Nên kiểm tra chân của chúng ta hàng ngày để tìm các dấu hiệu kích ứng và tổn thương, đồng thời thay tất ép chân sau mỗi 3 đến 6 tháng. Giữ cho chân và tất luôn sạch sẽ và khô ráo để đạt được kết quả tốt nhất.
Và trên hết, hãy tập thói quen để giữ cho đôi chân luôn khỏe mạnh, để giảm thiểu các nguy cơ dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch.